Ra trường thì làm gì & chuyện “tạo nghiệp” với nghề Business Analyst (Phần 2)

Xin chào, xin chào, xin chào 🤗

Mình đã quay trở lại với phần 2 tiếp theo những kinh nghiệm đau thương trong Phần 1 này đây. Mọi người cùng theo dõi tiếp nha 😘

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”

Bắt đầu là một Data specialist và được tiếp cận với rất nhiều mảng nghiệp vụ kinh doanh và vận hàng khác nhau của công ty, mình dần dà yêu thích các công việc liên quan đến phân tích các quy trình nghiệp vụ này. Tất cả các hoạt động của công ty từ thực hiện thủ công hay tự động qua các giải pháp phần mềm đều được lưu trữ bằng dữ liệu và phản ánh trên báo cáo.

Từ khi đi làm, mình đã nhận ra rằng dữ liệu và quy trình nghiệp vụ là hai cấu phần liên quan chặt chẽ đến nhau.

Mình lấy một ví dụ đơn giản: Một khách hàng muốn chuyển tiền từ ví điện tử sang tài khoản Ngân hàng.

Các khái niệm trong ví dụ này: máy chủ là Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu) – nơi lưu trữ dữ liệu của tổ chức

Khi họ nhập số tài khoản và chọn Ngân hàng trên app ví điện tử thì sẽ thấy tên chủ tài khoản đó. Một sự truyền thông tin (số tài khoản) từ máy chủ của ví điện tử đến máy chủ Ngân hàng đối tác được thực hiện. Sau đó, một sự truyền thông tin (tên chủ tải khoản) sẽ từ máy chủ của ngân hàng đến máy chủ của ví điện từ. Sau cùng, trên mobile app sẽ hiển thị được tên của chủ tài khoản này.

Các bạn có thể xem hình minh hoạ này cho dễ hiểu nha:

Khi giao dịch chuyển tiền của khách hàng thành công, app ví điện tử sẽ báo thông tin này cho khách hàng. Việc này do máy chủ của ví điện từ truyền đi mã giao dịch đến máy chủ Ngân hàng, sau đó nhận lại thông tin trạng thái là thành công từ máy chủ Ngân hàng.

Hình minh hoạ dễ hiểu dưới đây nha:

Để hiểu rõ về phần truyền thông tin này, bản chất của vấn đề là các service API. Mình sẽ có bài viết về API để các bạn tham khảo sau nè, tránh sa đà vào chủ đề này hehe.

Lao động hăng say, vận may sẽ đến

Năm 2019, công ty triển khai dự án quy hoạch tất cả các dữ liệu toàn doanh nghiệp về vùng dữ liệu tập trung. May mắn đã đến với mình từ thời điểm này. Mình chính thức chuyển sang role Business Analyst và thực sự làm chuyên sâu về chuyên môn của mình. Tại đây, mình gần như được tiếp cận toàn bộ quy trình các sản phẩm kinh doanh và quy trình vận hành của chính doanh nghiệp, cách thức giao tiếp dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau và quy chuẩn về vùng dữ liệu lớn tập trung.

Với công việc này, mình thấy bản thân yêu thích tìm hiểu sâu về nghiệp vụ kinh doanh, hiểu nhu cầu của khách hàng và giúp họ ra được các giải pháp. Mình thực sự cảm thấy quãng đường với Data Specialist là vô cùng xứng đáng thời gian và công sức bỏ ra. Nếu không xuất phát từ một người có tiếp cận dữ liệu, việc trở thành BA thật không dễ dàng và ít cơ hội hơn.

Mindset về tư duy về dữ liệu, kỹ thuật và luồng nghiệp vụ đã tiếp sức cho mình trong những ngày đầu tiên làm BA – phân tích những yêu cầu đầu tiên và vui sướng thấy sản phẩm của mình và đồng đội được khách hàng sử dụng hằng ngày.

Để nói nhiều hơn về nghề BA, tất tật mọi chuyện về thuật ngữ, kĩ năng, tình huống hay những tâm sự trong nghề, mình còn muốn chia sẻ nhiều hơn nữa sau bài viết này. Mọi người hãy tiếp tục theo dõi ở các bài viết tiếp theo trong blog này nhé!

Những bài học xương máu

Chốt lại vấn đề ở bài viết này, mình sẽ note thêm một số bài học mà mình ước là đã bỏ thời gian và công sức ra để thực hiện sớm hơn:

1. Cần xác định mục tiêu công việc càng sớm càng tốt và tìm cách để tiếp cận nó

Ví dụ khi định hướng là ra trường phải đạt thu nhập BA 10M/tháng, cần phải tìm hiểu các công ty có mức đãi ngộ tốt và apply intern. Mình đã thấy có nhiều trường hợp intern sớm và sau đó được giữ lại làm việc. Nếu fresher khác vào được rank level 1 thì bạn đó đã được rank là level 2, mức đãi ngộ cũng tốt hơn nữa!

2. Chuẩn bị cho mình đầy đủ các kĩ năng “cứng” và kỹ năng mềm

Kỹ năng “cứng” mình muốn nói là các kĩ năng liên quan đến chuyên môn BA. Nếu xác định sẵn là một BA IT, việc học để biết viết code như SQL hay học để thi các chứng chỉ quốc tế về BA (PMI-PBA, các chứng chỉ của IIBA), chứng chỉ quốc tế tiếng Anh (Toeic, IELTS,..) trước là khá cần thiết. Những điều này không hề bắt buộc nhưng nếu có sẵn thì đó chính là các lợi thế để bản thân tiếp cận các job đãi ngộ tốt.

Kỹ năng mềm trọng yếu như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, mình nghĩ có thể rèn luyện từ việc giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, làm bài tập nhóm, thuyết trình trước lớp, đọc sách dạy về kĩ năng mềm và có luyện tập thực tế.

Một tip nhỏ là có thể học ngay hoặc “bắt chước” từ một người giỏi kỹ năng mềm mà bạn biết trên mạng xã hội hoặc bạn quen biết ngoài đời. Mình recommend các bạn theo dõi anh Huynh Duy Khuong – YouTube – người có rất nhiều mẹo hay và bổ ích về kỹ năng mềm, đang được nhiều bạn trẻ biết đến.

3. Tạo hồ sơ LinkedIn

Mình thực sự bất ngờ với LinkedIn – một nơi kết nối rất nhiều người từ rất nhiều công việc khác nhau trên khắp thế giới.

Một hồ sơ LinkedIn với CV & thông tin bản thân rõ ràng, hình ảnh bản thân dễ mến sẽ kết nối được với rất nhiều nhà tuyển dụng và những đồng nghiệp tương lai nữa!

Việc apply hồ sơ với rất nhiều job chất lượng trên LinkedIn cùng là một cơ hội để có việc làm đãi ngộ tốt. Trong các trải nghiệm tìm việc của mình, job trên LinkedIn thực sự chất lượng và nhà tuyển dụng contact lại rất nhanh.

 

Mình hi vọng hai phần của bài viết có thể động viên và giúp các bạn sinh viên mới ra trường hay các bạn BA newbie có những thông tin tham khảo thực tế. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp về chuyện xin việc và nghề BA, các bạn hãy comment xuống bên dưới cho mình biết nhé!

Cảm ơn các bạn thật nhiều vì đã đọc hết bài viết này!

LylyBA ❤️

About my knowledge:
Business Analysis
Data Lineage
Data Design & Modeling

Hello xin chào,

Mình là Lyly, IT BA trong Domain Banking & chuyên sâu về mảng Dữ liệu. 

Công việc này cho mình học hỏi điều mới mỗi ngày và giúp mình tư duy có chiều sâu.

Mình có hi vọng nhỏ bé là truyền cảm hứng này đến các bạn yêu thích công việc BA! 

2 thoughts on “Ra trường thì làm gì & chuyện “tạo nghiệp” với nghề Business Analyst (Phần 2)

  1. Pingback: Ra trường thì làm gì & chuyện "tạo nghiệp" với nghề Business Analyst (Phần 1)

  2. Pingback: Ra trường thì làm gì & chuyện "tạo nghiệp" với nghề Business Analyst (Phần 1)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *